7:47 am - Friday January 24, 2025

Các hệ thống xử lí nước thải

Trong bài này

chúng tôi muốn

giới thiệu với các

bạn các trang web

của Đại Học Catolica,…

Bồ Đào Nha về xử lý nước thải. Các trang web này trình bày tóm tắt các công đoạn xử lý nước thải gia

dụng và công nghiệp, đồng thời giới thiệu địa chỉ các trang web của các trường Đại Học khác có chứa

thông tin về lĩnh vực này

Nước thải từ các hoạt động khác nhau của con người (sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp) không còn

được thải thẳng ra môi trường mà phải qua xử lý. Việc xử lý bao gồm một chuỗi các quá trình lý học,

hóa học và sinh học. Các quá trình này nhằm thúc đẩy việc xử lý, cải thiện chất lượng nước thải sau xử

lý để có thể sử dụng lại chúng hoặc thải ra môi trường với các ảnh hưởng nhỏ nhất.

Việc xử lý được tiến hành qua các công đoạn sau:

Điều lưu và trung hòa

Keo tụ, tạo bông cặn và kết tủa

Tuyển nổi

Xử lý sinh học hiếu khí

Lắng

Xử lý cấp 3 (Lọc, hấp phụ, trao đổi ion)

Điều lưu là quá trình giảm thiểu hoặc kiểm soát các biến động về đặc tính của nước thải nhằm tạo điều

kiện tối ưu cho các quá trình xử lý kế tiếp. Quá trình điều lưu được tiến hành bằng cách trữ nước thải

lại trong một bể lớn, sau đó bơm định lượng chúng vào các bể xử lý kế tiếp.

Quá trình điều lưu được sử dụng để:

Điều chỉnh sự biến thiên về lưu lượng của nước thải theo từng giờ trong ngày.

Tránh sự biến động về hàm lượng chất hữu cơ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vi khuẩn trong các bể

xử lý sinh học.

Kiểm soát pH của nước thải để tạo điều kiện tối ưu cho các quá trình sinh học, hóa học sau đó.
Khả năng chứa của bể điều lưu cũng góp phần giảm thiểu các tác động đến môi trường do lưu lượng thải

được duy trì ở một mức độ ổn định.

Bể điều lưu còn là nơi cố định các độc chất đối với quá trình xử lý sinh học làm cho hiệu suất của quá

trình này tốt hơn.

Nước thải thường có pH không thích hợp cho các quá trình xử lý sinh học hoặc thải ra môi trường, do

đó nó cần phải được trung hòa. Có nhiều cách để tiến hành quá trình trung hòa:

Trộn lẫn nước thải có pH acid và nước thải có pH bazơ. Bằng cách trộn lẫn hai loại nước thải có pH khác

nhau, chúng ta có thể đạt được mục đích trung hòa. Quá trình này đòi hỏi bể điều lưu đủ lớn để chứa

nước thải.

Trung hòa nước thải acid: người ta thường cho nước thải có pH acid chảy qua một lớp đá vôi để trung

hoà; hoặc cho dung dịch vôi vào nước thải, sau đó vôi được tách ra bằng quá trình lắng.

Trung hòa nước thải kiềm: bằng các acid mạnh (lưu ý đến tính kinh tế). CO2 cũng có thể dùng để

trung hòa nước thải kiềm, khi sục CO2 vào nước thải, nó tạo thành acid carbonic và trung hòa với nước

thải.
Hai quá trình hóa học này kết tụ các chất rắn lơ lửng và các hạt keo để tạo nên những hạt có kích thước

lớn hơn. Nước thải có chứa các hạt keo có mang điện tích (thường là điện tích âm). Chính điện tích của

nó ngăn cản không cho nó va chạm và kết hợp lại với nhau làm cho dung dịch được giữ ở trạng thái ổn

định. Việc cho thêm vào nước thải một số hóa chất (phèn, ferrous chloride…) làm cho dung dịch mất

tính ổn định và gia tăng sự kết hợp giữa các hạt để tạo thành những bông cặn đủ lớn để có thể loại bỏ

bằng quá trình lọc hay lắng cặn.

Các chất keo tụ thường được sử dụng là muối sắt hay nhôm có hóa trị 3.

Các chất tạo bông cặn thường được sử dụng là các chất hữu cơ cao phân tử như polyacrilamid. Việc kết

hợp sử dụng các chất hữu cơ cao phân tử với các muối vô cơ cải thiện đáng kể khả năng tạo bông cặn.
Kết tủa là phương pháp thông dụng nhất để loại bỏ các kim loại nặng ra khỏi nước thải. Thường các kim

loại nặng được kết tủa dưới dạng hydroxide. Do đó, để hoàn thành quá trình này người ta thường cho

thêm các base vào nước thải để cho nước thải đạt đến pH mà các kim loại nặng cần phải loại bỏ có khả

năng hòa tan thấp nhất. Thường trước quá trình kết tủa, người ta cần loại bỏ các chất ô nhiễm khác có

khả năng làm cản trở quá trình kết tủa. Quá trình kết tủa cũng được dùng để khử phosphate trong

nước thải.

 

Filed in: GIẢI PHÁP