11:58 pm - Monday December 23, 2024

Nghiên cứu xử lí nước thải công nghiệp giấy bằng công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí (UASB)

Công nghiệp giấy

là một trong những

ngành công nghiệp

cần thiết nhất song

cũng tiêu hao nhiều…

tài nguyên nhất, đặc biệt là về rừng và nước, vấn đề xử lý, bảo vệ môi trường luôn đi cùng với sự phát

triển bền vững của ngành. Trước khả năng tăng trưởng vượt bậc của ngành giấy Việt nam, để góp phần

giúp các cơ quan chức năng định hướng trong việc lựa chọn các công nghệ xử lý để bảo vệ môi trường

chúng tôi muốn đưa ra một hướng công nghệ xử lý nước thải mới đó là công nghệ xử lý chảy ngược qua

lớp bùn yếm khí (UASB) – Đây là một công nghệ xử lý chịu được tải COD rất lớn và thích hợp với nước

thải các nhà máy giấy.

GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIẤY

Công nghệ sản xuất giấy là một trong những công nghệ sử dụng nhiều nước. Tùy theo từng công nghệ

và sản phẩm mà lượng nước cần thiết để sản xuất 1 tấn giấy dao động từ 200 đến 500 m3 nước. Nước

được dùng trong các công đoạn rửa nguyên liệu, nấu, tẩy, xeo giấy và sản xuất hơi nước. Có thể tóm tắt

quá trình sản xuất giấy và các nguồn thải theo sơ đồ hình 1 .

Như vậy trong quá trình sản xuất giấy, hầu như tất cả lượng nước đưa vào sử dụng sẽ là lượng nước thải

ra, trong đó những yếu tố gây ô nhiễm chính đó là:

pH cao do kiềm dư gây ra là chính.

Thông số cảm quan (màu đen, mùi, bọt) chủ yếu là do dẫn xuất của lignin gây ra là chính.

Cặn lơ lửng (do bột giấy và các chất độn như cao lin gây ra).

COD & BOD do các chất hữu cơ hòa tan gây ra là chính, các chất hữu cơ ở đây là lignin và các dẫn xuất

của lignin, các loại đường phân tử cao và một lượng nhỏ các hợp chất có nguồn gốc sinh học khác, trong

trường hợp dùng clo để tẩy trắng có thêm dẫn xuất hữu cơ có chứa clo khác.

 

GIỚI THIỆU CÔNG NGHỆ CHẢY NGƯỢC QUA LỚP BÙN YẾM KHÍ

Hình 2 chỉ ra sơ đồ chi tiết thiết bị UASB. Trong thiết bị này thì nước thải thô được bơm từ phía dưới

của thiết bị qua lớp đệm bùn (gồm các sinh khối dạng hạt) [1,2] . Sự xử lý xảy ra khi nước thải đến và

tiếp xúc với các hạt sinh khối và sau đó đi ra khỏi thiết bị từ phía trên của thiết bị. Trong suốt quá

trình này thì sinh khối với đặc tính lắng cao sẽ được duy trì trong thiết bị. Một trong những bộ phận

quan trọng của thiết bị UASB đó là bộ phận tách khí – lỏng – rắn ở phía trên của thiết bị. Trong quá

trình xử lý nước thải, lượng khí tạo ra chủ yếu là CH4 và CO2 tạo nên sự lưu thông bên trong giúp cho

việc duy trì và tạo ra hạt sinh học. Các bọt khí tự do và các hạt khi thoát lên tới đỉnh của bể tách khỏi

các hạt rắn và đi vào thiết bị thu khí. Dịch lỏng chứa một số chất còn lại và hạt sinh học chuyển vào

ngăn lắng, ở đó chất rắn được tách khỏi chất lỏng và quay trở lại lớp đệm bùn, nước thải sau đó được

thải ra ngoài ở phía trên của thiết bị.

 

THỬ NGHIỆM CÔNG NGHỆ VÀ KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM

Để tiến hành thử nghiệm công nghệ UASB, chúng tôi tiến hành đối với nước thải dịch ngưng của công ty

giấy Bãi Bằng Đây là loại nước thải được tạo thành từ công đoạn nấu nguyên liệu và một phần lớn được

sinh ra trong giai đoạn chưng bốc.

Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng được tóm tắt trong bảng 1.

Bảng 1. Thành phần các hợp chất trong dịch ngưng

Thông số Giá trị trung bình Thông số Giá trị trung bình
pH 7,8 – 9,2 Mn, mg/l 0,195
COD, mg/l 3000 – 15000 Cu, mg/l 0,018
BOD5, mg/l 1800 – 8800 Ni, mg/l 0,074
N tổng, mg/l 4,2 Zn, mg/l 0,096
P tổng, mg/l KPHD Na, mg/l 8,22
Fe, mg/l 0,290 K, mg/l 1,94

Như vậy trong nước thải dịch ngưng hàm lượng COD và BOD5 rất cao và chỉ số BOD5/COD <>

Quá trình thử nghiệm công nghệ được tiến hành như sau:

Nạp bùn hạt vào hệ thống với thể tích bằng 25% thể tích thiết bị phản ứng, pha loãng COD đầu vào

bằng nước máy sao cho COD đầu vào ~ 500mg/l, dùng H2SO4 đưa PH ~ 7 để tránh hiện tượng sốc

cho vi sinh vật [5]. COD được tăng dần lên ~ 4500 mg/l. Trong suất quá trình hoạt động hệ thống thì

dinh dưỡng được thêm vào với tỷ lệ là BOD5: N: P = 100: 3: 0,5 [6]. Khi hệ thống hoạt động một cách

tương đối ổn định chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến quá trình xử lý bằng cách cho

từ từ lượng NaHCO3 1M vào nước thải đầu vào, chúng tôi thu được kết quả như hình 3 .

Sau khi thiết lập được điều kiện ph tối ưu cho quá trình xử lý (6,8 – 7,2) chúng tôi nghiên cứu ảnh

hưởng của thời gian lưu đến quá trình xử lý, thu được kết quả như hình 4a và 4b.

Giữ nguyên pH và thời gian lưu thích hợp chúng tôi tiến hành nghiên cứu.

Ảnh hưởng của tải trọng thể tích đến hiệu suất quá trình xử lý, chúng tôi thu được kết quả như hình 5.

Hình 5. Ảnh hưởng của tải trọng thể tích đến hiệu suất xử lý và sự tạo khí.

 

THẢO LUẬN

Theo kết quả nghiên cứu phần trên, chúng tôi thấy rằng tại giá trị ph thấp sẽ không thích hợp cho sự

tăng trưởng của vi khuẩn me tan dẫn đến hiệu suất xử lý cũng như lượng khí thu được thấp. Giá trị ph

thích hợp cho hiệu suất xử lý cũng như lượng khí thu được cao nhất nằm trong khoảng 6,8 – 7,2. Để

duy trì được ph nằm xung quanh điều kiện trung tính chúng tôi phải cung cấp thêm dung dịch đệm,

dung dịch đệm được chọn ở đây là dung dịch NAHCO3, lượng NAHCO3 thêm vào để duy trì ph xung

quanh giá trị 7 là 25-30 mL NAHCO3 1 M trong 1 lít dung dịch nước thải đầu vào.

Thời gian lưu của nước cũng là thông số rất quan trọng, trong nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng

ờ giá trị thời gian lưu là 16 giờ cho hiệu suất xử lý cao (lên tới 88,2%), ở thời gian lưu 12 giờ cho hiệu

suất xử lý là 83,6% và tiếp tục giảm thời gian lưu xuống còn 8 giờ thì hiệu suất xử lý giảm hẳn (~70%).

Từ các kết quả thực nghiệm phần trên chúng tôi chọn thời gian lưu thích hợp cho quá trình xử lý là 12

giờ vì Ở thời gian lưu 16 giờ tuy cho hiệu suất xử lý cao nhưng theo tính toán nếu để nước lưu lại quá

lâu sẽ không hiệu quả về mặt kinh tế.

Tải trọng thể tích là một thông số quan trọng, nó quyết định sức chịu tải của thiết bị. Nhìn vào đồ thị

trên hình 5, chúng tôi nhận thấy rằng ở khoảng tải trọng (1-3 gCOD/l.ng) cho hiệu suất xử lý lên tới

gần 95%, ở tải trọng 15 gCOD/l.ng cho hiệu suất xử lý ~82% (ứng với COD vào là 7500mg/l, COD ra

~1500mg/l), đối với tải trọng này thì chỉ số COD đầu ra có thể chấp nhận được đối với quá trình xử lý

hiếu khí tiếp theo. Còn đối với việc xử lý ở tải trọng 18 – 20 gCOD/l.ng, hiệu suất xử lý giảm từ 75%

xuống 60,4% (Giá trị COD đầu ra là ~2300 mg/l – 4000 mg/l).

Như vậy là sức tải của thiết bị UASB là cao đối với việc xử lý nước thải công nghiệp giấy.

 

KẾT LUẬN

Đã phân tích được thành phần các hợp chất trong dịch ngưng của công ty giấy Bãi bằng

Đã tiến hành nghiên cứu xử lý bằng công nghệ chảy ngược qua lớp bùn yếm khí và tìm ra được các

điều kiện tối ưu cho qua trình xử lý: pH nằm trong khoảng 6,8 – 7,2, thời gian lưu là 12 giờ, tải trọng

thể tích là 15gCOD/l.ng, hiệu suất xử lý đạt 80%.

Phương pháp này cho hiệu suất xử lý và hiệu quả kinh tế cao, có tính khả thi đối với các nhà máy giấy,

tuy nhiên đây mới là bước xử lý đầu tiên, muốn xử lý nước thải một cách triệt để cần phải kết hợp một

cách hợp lý phương pháp yếm khí với các phương pháp xử lý khác.

Filed in: GIẢI PHÁP