5:37 pm - Friday January 22, 6962

Xử lý nước nhiễm amôni bằng tro thực vật

Mới đây, Nhóm

học sinh Ngô Việt

Thành và Nguyễn

Thị Ngọc Anh, lớp

Hóa K19 – trường…

THPT chuyên Thái Nguyên đã nghiên cứu thành công đề tài xử lý nguồn nước nhiễm amôni ở đồng

ruộng bằng tro thực vật, sử dụng những nguyên liệu sẵn có của nông dân để làm sạch môi trường nước.

Theo nghiên cứu, người dân có thể sử dụng những thực vật sẵn có như bã mía, xơ dừa, bèo tấm, lục

bình đun thành tro để tách lấy kali cacbonat làm giảm nồng độ ion amôni, khử độ chua của đất, gây kết

tủa các ion kim loại nặng trong nước.

Nông dân chỉ cần bỏ tro bếp vào xô, đổ nước sôi, khuấy nhẹ, đều, để lắng 15-20 phút, sau đó lọc hết

phần rắn và tạp chất không tan, đổ phần đã gạn sạch vào nồi, đun sôi cho tới khi có một lớp váng đóng

ở bề mặt chất lỏng. Nhờ lượng nước bốc hơi nên những tinh thể kali cacbonat sẽ kết tinh dưới dạng

những tinh thể màu trắng hay dạng bột.

 

Để lọc lấy kali cacbonat, người ta chỉ việc lấy giấy hút lớp chất lỏng, và sấy khô bên cạnh bếp lửa. Để

bảo quản lâu dài lượng kali cacbonat vừa điều chế, có thể đựng chúng trong những chai nhỏ, khô và

đậy chặt nắp trong điều kiện bình thường. Sau khi cày, bừa, làm đất, trước khi gieo mạ, nông dân chỉ

cần bón lượng kali cacbonat phù hợp. Khi nông dân sử dụng máy cày hay máy bừa trên đồng ruộng,

nhóm học sinh cũng đề xuất dùng lớp lọc bằng bã mía hay xơ dừa khô, kết hợp thả bèo tấm và lục bình

vào nước.

Đề tài “Xử lý nguồn nước nhiễm amôni bằng tro thực vật và ứng dụng vào nuôi trồng thủy sản quy mô

hộ gia đình”, của Ngô Việt Thành và Nguyễn Thị Ngọc Anh đã đoạt giải thưởng cuộc thi Quốc gia “Cải

thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” năm 2008-2009. Nước qua xử lý theo phương thức trên đã

được kiểm nghiệm, đạt kết quả theo quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Filed in: GIẢI PHÁP