Nước thải thuốc trừ
sâu là một trong số
các nguồn thải độc
hại, khó xử lý bởi
thành phần nước thải
chứa các hợp chất…
hữu cơ mạch vòng nhóm clo, nhóm P khó phân hủy sinh học. Tại các công ty sản
xuất thuốc trừ sâu, lượng nước thải này không nhiều nhưng độc tính lại rất cao và thường xử lý bằng
cách nâng độ pH trước để thủy phân cắt mạch.
PGS.TS. Nguyễn Văn Phước cùng nhóm nghiên cứu Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh đã nghiên
cứu và đưa ra một mô hình xử lý mới bằng cách đưa nước thải qua bể lọc sinh học kị khí với vật liệu
đệm là sơ dừa. Chỉ tiêu cần chú ý của nước thải khi qua bể lọc này là chỉ tiêu về COD, pH. Sau đó nước
thải được tiếp tục đưa qua bể bùn hoạt tính rồi bùn sinh học hiếu khí và cuối cùng là bể oxy hóa. Tại
đây tiếp tục dùng hệ chất fenton để oxy hóa mẫu nước thải sau keo tụ, xác định lượng FeSO4 và H2O2
thích hợp. Kết quả cho thấy nước thải qua bể lọc kỵ khí độ pH biến động, COD giảm dần. Điều này
chứng tỏ sinh vật đã thích nghi dần và có hiệu quả. Đặc biệt quá trình kiềm hóa giảm 30-50% COD,
quá trình sinh học xử lý 94,8% COD còn lại. Tiếp đến quá trình hóa học xử lý triệt để các chất ô nhiễm,
nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn nước thải.