9:29 pm - Thursday November 21, 2024

Công nghệ nano biến nước thải thành nước sạch

Theo Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO), tình

trạng thiếu nước sạch

mỗi năm giết chết 1,6

triệu trẻ em và đe dọa…

cuộc sống của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng nay, cùng với sự tiến bộ của công nghệ nano, nhiều

thiết bị lọc nước mới đã ra đời và có thể giải quyết hiệu quả nhu cầu nước sạch toàn cầu.

Túi lọc nano là phát minh của giáo sư Eugene Cloete ở Đại học Stellenbosch (Nam Phi). Được thiết kế

vừa khít cổ chai nhựa đựng nước và tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nước, nó có thể tạo ra nước sạch

với mức giá dao động 1-5 xu (196-980 đồng)/lít. Giáo sư Cloete mô tả nó giống gói trà túi lọc, với lớp

ngoài là hợp chất cao phân tử chứa chất biocide có tác dụng lọc nước và diệt khuẩn. Bên trong là than

hoạt tính có thể loại bỏ các chất ô nhiễm độc hại. Túi lọc nano sử dụng một lần và dễ dàng phân hủy

trong môi trường tự nhiên, trong đó, than hoạt tính là dưỡng chất có lợi cho đất. Mặc dù khẳng định túi

lọc nano có thể giúp lọc sạch nước nhiễm bẩn nặng nhưng giáo sư Cloete khuyến cáo người dùng không

nên dùng nó để lọc nước cống.

Hiện tại, ông đang hợp tác với các công ty ở CH Czech chế tạo loại máy sản xuất hàng loạt túi lọc nano.

Nhiều tổ chức phi chính phủ đặt hàng ông sản xuất và phân phối sản phẩm túi lọc nước này đến nhiều

khu vực trên thế giới. “Công nghệ lọc nước kiểu túi trà rất hay ở chỗ quá trình xử lý nước đơn giản,

không pha trộn gì thêm”, Nega Bazezew Legesse, đại diện tổ chức nhân đạo Oxfam của Anh, nhận xét.

Tuy nhiên, Legesse cho rằng hạn chế của túi lọc nano là dùng chỉ một lần cho 1 lít nước nên khó mà

biết một gia đình sẽ cần bao nhiêu túi lọc mỗi ngày mới có đủ nước sạch sử dụng, do đó, giá của nó cần

phải rất rẻ.

 

Ngoài túi lọc nano, một công nghệ lọc nước đáng chú ý khác cũng sắp ra đời. Các nhà nghiên cứu ở Đại

học Stanford (Mỹ) đang phát triển thiết bị lọc nước được cấu thành từ các ống nano carbon và sợi bạc.

Chất liệu bạc vốn có tính năng diệt khuẩn, và nếu có thêm dòng điện đi qua, tác dụng của nó sẽ tăng bội

phần, có thể sát khuẩn đến 98%. Theo Tiến sĩ Yi Cui, trưởng nhóm nghiên cứu, độ sạch của nước sau

khi lọc phụ thuộc nhiều vào mức độ nhiễm khuẩn của nguồn nước, nếu nó quá cao, nghĩa là chúng cần

lọc đi lọc lại nhiều lần. Ông và các cộng sự đang nghiên cứu cải tiến thiết bị lọc nước để nó có thể tạo ra

nước “an toàn” chỉ sau một lần lọc.

 

Mặc dù công nghệ này chưa phổ biến trong cộng đồng nhưng ông tin rằng nó có thể được thương mại

hóa. “Tôi nghĩ nó sẽ thích hợp với người dân ở các nước đang phát triển. Nếu bạn phân vân về giá cả,

hãy nghĩ đến lợi ích kinh tế lâu dài của nó. Thiết bị lọc nước của chúng tôi có thể dùng nhiều lần”, Tiến

sĩ Cui cho biết. Bộ lọc này có thể vận hành bằng bất kỳ thiết bị nào có thể tạo ra dòng điện 20 vôn,

chẳng hạn với tấm pin quang năng nhỏ. Ông hy vọng sẽ cải tiến bộ lọc này để nó có thể hoạt động với

nguồn điện 9 vôn.

Filed in: GIẢI PHÁP