Một nhóm các nhà
nghiên cứu dẫn đầu
giáo sư kỹ thuật điện
tại Đại học Washington,
công bố một bài…
báo trong ấn bản ngày 22/11/2011 của Journal of Micromechanics
and Microengineering mô tả bước đột phá trong sự phát triển của
kính áp tròng điện tử với một màn hình hiển thị trong.
Parviz hợp tác với bác sĩ nhãn khoa Tueng Shen và các nhà
nghiên cứu quang điện tử từ Đại học Aalto, Phần Lan, đã
nhiều năm nghiên cứu phát triển các kính áp tròng điện tử
cho phép tăng khả năng của người đeo với liên kết tới các dữ
liệu ngoài hoặc dùng cảm biến thu dữ liệu về trạng thái sức
khỏe của người đeo.
Các nhà nghiên cứu nói rằng họ đã thành công tạo ra một màn
hình hiển thị đơn điểm ảnh không dây bao gồm một đèn LED
xanh gallium nitride gắn trên một chip sapphire trong suốt, một
mạch tích hợp tăng công suất tín hiệu, bộ điều khiển cho các đèn
LED, và dây kim loại kết nối các thành phần. Họ cũng trình diễn
một loạt các mắt kính thụ động (gọi là ống kính Fresnel) có bề dày
nhỏ hơn 1 micromet, khi được đặt trên bề mặt của kính áp tròng
với khoảng cách 360 từ đèn LED, có thể tập trung ánh sáng LED
lên võng mạc để hiển thị hình ảnh trên màn hình đơn điểm ảnh
với khoảng cách động 1m tới mắt. Đây là khoảng cách phù hợp vì
nếu quá gần sẽ không quan sát được hình ảnh
Các nghiên cứu đang được tiếp tục tiến hành với mong muốn
nâng cao khả năng của thiết bị. Đầu tiên là khả năng phát triển
đa điểm ảnh – đã được chứng minh tính khả thi trong bài báo
“Augmented Reality in a Contact Lens” năm 2009 của Parviz.
Một số rào cản kỹ thuật cần phải giải quyết trong quá trình phát
triển. Cụ thể là vấn đề năng lượng cung cấp cho các thiết bị bán
dẫn. Một trong các phương pháp đang được đề nghị là việc nạp
điện không dây thông qua các xung điện từ. Đây có vẻ là giải
pháp mang tính khả thi và hiệu quả nhất, tuy nhiên vấn đề an
toàn cần được kiểm chứng. Một vấn đề khác là các kính áp tròng
hiện đang được làm từ polyethylene terephthalate, không sử dụng
được với tất cả các loại mắt hiện nay. Khả năng thẩm thấu oxy kém
của nó có thể dẫn đến tình trạng sưng giác mạc. Tuy nhiên nhóm
nghiên cứu nói rằng nó đã trở lại trong phòng thí nghiệm, cố gắng
vượt qua những thách thức này.