12:20 am - Wednesday December 4, 2024

Phương pháp tuyển nổi áp lực xử lý nước sông thành nước sinh hoạt

Công nghệ xử lý

nước sông, hồ dùng

làm nước sinh hoạt

bằng phương pháp

tuyển nổi áp lực…

đã được thử nghiệm thành công. Công nghệ này có thể xử lý nguồn nước cấp tại một số nhà máy nước

ở miền Bắc và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh, Viện Khoa học và Kỹ thuật Môi trường, ĐH Xây dựng Hà Nội cùng các cộng

sự đã ứng dụng xử lý nước bằng phương pháp tuyển nổi áp lực, tạo các bọt khí trong nước bằng cách

giảm đột ngột áp suất chất lỏng đã bão hòa rồi đưa vào nước cần xử lý. Các bọt khí sẽ dính kết với các

phần tử chất bẩn và nổi lên trên mặt nước. Sau đó chỉ cần tách chúng ra là tạo được nguồn nước cấp

sạch phục vụ cho việc sản xuất nước sinh hoạt.

Tiến sĩ Nguyễn Việt Anh cho biết, so với phương pháp thông thường dùng keo tụ, lắng, lọc và khử

trùng, phương pháp tuyển nổi nhanh hơn, sạch hơn và có thể loại bỏ các cặn bẩn hữu cơ, rong, tảo,

thuốc trừ sâu, các chất vô cơ và kim loại, các vi sinh vật nguy hiểm.

Kết quả thử nghiệm với nguồn nước mặt sông Hồng và sông Trà Lý, Thái Bình, cho thấy hiệu suất của

quá trình tuyển nổi áp lực tốt hơn nhiều so với phương pháp keo tụ truyền thống. Từ thành công đối

với nguồn nước mặt ở miền Bắc, nhóm nghiên cứu đã đưa mô hình vào Đồng bằng sông Cửu Long, áp

dụng thử nghiệm xử lý nước sông Tiền. Kết quả cho thấy, nước sau xử lý đạt chất lượng tốt và ổn định.

Theo nhóm nghiên cứu, sau một tháng tiến hành thử nghiệm công nghệ tại nhà máy nước Trường An

thuộc Công ty Cấp nước Vĩnh Long cho chất lượng nước sau xử lý có độ đục nhỏ hơn.Ứng dụng công

nghệ tuyển nổi áp lực còn gi Mô hình tuyển nổi xử lý nước mặt tại Đại học Xây dựng Hà Nội úp tiết

kiệm diện tích vì bể tuyển nổi chỉ bằng 1/3 – 1/4 diện tích bể lắng (trong phương pháp truyền thống).

Ngoài ra, trong tuyển nổi thì từ ba đến bốn ngày mới rửa bể lọc, còn phương pháp keo tụ ngày nào

cũng phải rửa bể.

Nghiên cứu này mở ra hướng đi mới trong công nghệ xử lý nước và bùn cặn ở Việt Nam nhằm nâng

cao chất lượng nước và hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh nước theo xu hướng bắt

kịp với trình độ kỹ thuật và công nghệ trong khu vực và thế giới.

Filed in: GIẢI PHÁP