8:52 am - Friday November 8, 2024

Xử lý nước rỉ rác thải bằng cỏ

Phương pháp xử

lý nước rỉ rác ngay

tại bãi chôn lấp bằng

các loại cây thực vật

như dầu mè, cỏ vetiver,…

 cỏ voi và cỏ signal, không những giải quyết được bài toán ô nhiễm môi trường, mà còn tiết kiệm chi

phí vừa được TS Ngô Hoàng Văn (Hội Nước và Môi trường nước thuộc Liên hiệp các Hội khoa học – kỹ

thuật TP Hồ Chí Minh) nghiên cứu thành công.

Giải quyết nạn ô nhiễm môi trường

Hiện nay, tại nhiều bãi chôn lấp rác ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, lượng nước rỉ rác

do không kịp xử lý là rất lớn, gây ô nhiễm môi trường. Việc chuyên chở nước rỉ rác còn gây ô nhiễm cho

các nơi xe đi qua, chi phí chuyên chở tốn kém, chưa kể có khi các xe này còn xả “trộm” gây ô nhiễm

môi trường sống của người dân.

Từ thực tế đó, TS Ngô Hoàng Văn đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ

cánh đồng tưới và cánh đồng lọc”. Theo TS Ngô Hoàng Văn, TP Hồ Chí Minh nên tận dụng diện tích

đất tại bãi chôn lấp để trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ vetiver, cỏ voi, cỏ signal hoặc cây dầu mè.

Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế, vừa kết hợp tận dụng

xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi

trường.

 

TS Ngô Hoàng Văn cho biết, nước rỉ rác là chất lỏng thấm qua các lớp chất thải rắn mang theo các chất

hòa tan hoặc các chất lơ lửng. Thành phần nước rỉ rác có chứa nồng độ pH, COD, BOD, a-xít, kim loại

nặng… rất cao. Còn cỏ vetiver có bộ rễ chứa nhiều vi khuẩn và nấm, có khả năng xử lý chất thải gây ô

nhiễm cho môi trường. Cụ thể, vi khuẩn cố định đạm có tác dụng chuyển hóa ni-tơ tự do thành ni-tơ

sinh học; vi khuẩn điều hòa sự sinh trưởng của cây có thể điều hòa được các chất như auxin,

gibbrrellins, ethylene, a-xít… là những chất hữu cơ ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cây dù ở nồng

độ thấp; nấm phân giải phốt-pho; nấm rễ… Nhờ vậy mà cây có thể mọc nhanh trên những vùng đất

nghèo dinh dưỡng hoặc đất bị nhiễm độc kim loại nặng trong những điều kiện khắc nghiệt như hạn hán,

sương muối, nước mặn, nước có hóa chất, độc chất. Tương tự, cây dầu mè cũng có thể sinh trưởng và

phát triển trong môi trường ô nhiễm. Loại cây này đã được trồng thử nghiệm cải tạo môi trường bị

nhiễm độc đi-ô-xin tại Huế và Cần Thơ.

Chi phí rẻ, lợi ích kinh tế cao

Ðể thực hiện nghiên cứu của mình, TS Ngô Hoàng Văn cùng nhóm cộng tác đã trồng thực nghiệm cỏ

vetiver, cỏ voi và cây dầu mè tại bãi chôn lấp rác Ðông Thạnh (TP Hồ Chí Minh) và sử dụng nước rỉ

rác của bãi chôn lấp rác này để tưới. Kết quả cho thấy các loại cây và cỏ này phát triển bình thường.

Nguồn nước rỉ rác đậm đặc có nồng độ các chất ô nhiễm cao sau khi được pha loãng với tỷ lệ 10% để

tưới vào cây đã được cây hấp thụ và xử lý bằng phương pháp phát triển tự nhiên cho ra chất lượng

nước thải đạt tiêu chuẩn loại A.

TS Ngô Hoàng Văn cho biết, kết quả thu được qua bộ rễ, phản ứng đồng hóa của thực vật có thể xử lý

các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài ra, qua bộ lá, thực vật còn có thể xử lý được khí thải, mùi hôi và

khí CO2 có trong nước thải. Các nhà khoa học đã dùng nước rỉ rác pha loãng ở nồng độ 10% để tưới cho

khu trồng cỏ vetiver rộng gần 100m2, khu trồng dầu mè rộng khoảng 150m2, kết quả cho thấy NH3,

phốt-pho và mùi hôi đều được xử lý rất tốt và đơn giản.

Ðặc biệt chi phí xử lý chỉ khoảng 8.000 đồng/m3 nước rỉ rác, rẻ hơn gấp mười lần chi phí xử lý hiện tại.

Ðáng chú ý là ngoài tác dụng xử lý rác, những loại cây này có giá trị kinh tế cao như: cây dầu mè dùng

để sản xuất dầu đi-ê-den sinh học hoặc thuốc trị bệnh; cỏ vetiver có thể tận thu để sản xuất giấy; cỏ

signal làm thức ăn cho cá và gia súc…

Từ những kết quả ứng dụng thu được, đề tài vừa được Sở Khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh

nghiệm thu và đánh giá cao.

Filed in: GIẢI PHÁP