Trung tâm Ứng dụng
và Chuyển giao Khoa
học và Công nghệ Vĩnh
Phúc vừa nghiên cứu,
ứng dụng thành công…
biện pháp xử lý nước thải bệnh viện bằng công nghệ bể lọc sinh học.
Nước thải sau xử lý bằng bể lọc sinh học sạch hơn tiêu chuẩn Việt Nam, có thể thải thẳng ra môi trường
mà không ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.
Công nghệ đã được ứng dụng thành công tại bệnh viện đa khoa khu vực Mê Linh, giúp giải quyết ô
nhiễm môi trường tại các bệnh viện tuyến huyện. Mô hình này dễ xây dựng, lắp đặt, vận hành, bảo
quản, giá thành rẻ, rất phù hợp với các bệnh viện.
Bể lọc sinh học được thiết kế ba ngăn liên thông với nhau bằng hệ thống các rãnh nước dưới đáy bể và
các ô thoát nước ở lửng thành bể. Dưới đáy bể đổ các tấm đan đục lỗ và rải lớp vật liệu lọc (gốm xốp
tổng hợp). Khi nước thải chảy qua lớp vật liệu lọc, vi khuẩn sẽ bám dính và sinh trưởng trên bề mặt lớp
lọc tạo thành màng vi sinh vật không bị rửa trôi theo nước sau xử lý.
Lớp vật liệu này còn giúp khử các chất nhiễm bẩn, đồng thời tạo điều kiện cho các vi sinh vật yếm khí
hoạt động làm sạch nước. Nguồn nước thải tiếp tục được bơm sang bể khử trùng Clo dưới dạng nhỏ giọt
thông qua các lỗ thoáng và sau đó thải thẳng ra môi trường.
Theo kết quả điều tra, trung bình một ngày đêm, một bệnh viện tuyến huyện thải ra môi trường
khoảng 21,34m3 nước thải sinh hoạt; 14,1m3 nước thải bệ tự hoại và 11,5m3 nước thải trong quá trình
khám chữa bệnh và điều trị; trong đó có 20% nước thải nguy hại./.