là một trong những
mối quan tâm, lo ngại
sâu sắc đối với các nhà
quản lý môi trường…
và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và nguy hiểm đến đời sống con người.
Vì vậy, nghiên cứu các giải pháp công nghệ nhằm xử lý hiệu quả nước thải bệnh viện, bảo đảm các tiêu
chuẩn cho phép khi thải ra môi trường đã được các nhà khoa học trong và ngoài quân đội quan tâm.
Hiện nay, các nước trên thế giới và ở nước ta đã ứng dụng nhiều giải pháp công nghệ khác nhau để xử
lý an toàn và triệt để nước thải bệnh viện, trong đó thường sử dụng phổ biến công nghệ sinh học.
Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây ra là các chất hữu cơ; các
chất dinh dưỡng của ni-tơ (N), phốt-pho (P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh.
Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng ô-xy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của
động, thực vật thủy sinh. Song các chất hữu cơ trong nước thải dễ bị phân hủy sinh học, hàm lượng chất
hữu cơ phân hủy được xác định gián tiếp thông qua nhu cầu ô-xy sinh hóa (BOD) của nước thải. Thông
thường, để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu cơ có trong nước thải, người ta thường lấy trị số BOD. Các
chất dinh dưỡng của N, P gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn tiếp nhận dòng thải, ảnh hưởng tới sinh
vật sống trong môi trường thủy sinh; các chất rắn lơ lửng gây ra độ đục của nước, tạo sự lắng đọng cặn
làm tắc nghẽn cống và đường ống, máng dẫn. Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm vì chúng là nguồn
chứa các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm như thương hàn, tả, lỵå… làm ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng
độ chất rắn tổng cộng 1.200mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l; tổng lượng các-bon hữu cơ
290mg/l, tổng phốt-pho (tính theo P) là 15mg/l và tổng ni-tơ 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108
đến 109. Ở nước ta, tiêu chuẩn nước thải bệnh viện sau xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại II (TCVN 7382-
2004) mới được phép đổ vào hệ thống thoát nước của thành phố và các hồ chứa nước quy định. Tiêu
chuẩn loại II nước thải bệnh viện quy định chỉ số độ pH=6-9, chất lơ lửng không lớn hơn 100mg/l, sun-
phua không lớn hơn 1mg/l, dẫn xuất a-mô-ni không quá 10mg/l và ni-tơ-rát không quá 30mg/l, chỉ
số BOD5 nhỏ hơn 30mg/l, không phát hiện được các vi khuẩn gây bệnh, tổng coliform dưới 5000.
Việc nghiên cứu công nghệ xử lý nước thải bệnh viện không chỉ thỏa mãn các tiêu chuẩn quy định mà
còn phải bảo đảm các yếu tố chiếm ít diện tích, dễ lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng, không gây ô nhiễm
thứ cấp ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện còn phải
có giá thành lắp đặt thiết bị công nghệ và sản phẩm xử lý phải phù hợp, cho năng suất cao và hoạt động
ổn định. Hiện nay, các nhà khoa học thuộc Chi nhánh ven biển (Trung tâm nhiệt đới Việt-Nga) do thạc
sĩ Bùi Bá Xuân chủ trì đã nghiên cứu thành công hệ thống xử lý nước thải bệnh viện ứng dụng công
nghệ sinh học, bảo đảm thỏa mãn các yêu cầu trên. Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện của Chi nhánh
ven biển đã lắp đặt cho hàng chục bệnh viện của các tỉnh khu vực miền Trung, một số bệnh viện quân
đội. Các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện qua 5 năm sử dụng cho chất lượng nước ổn định, hệ thống
vận hành an toàn, tin cậy. Đặc biệt, sau 5 năm áp dụng công nghệ sinh học, hệ thống vẫn chưa phải
nuôi cấy lại men vi sinh.
Hệ thống công nghệ xử lý nước thải bệnh viện của Chi nhánh ven biển hoạt động theo hai giai đoạn. Ở
giai đoạn thứ nhất dùng phương pháp vi sinh hiếu khí trong điều kiện hoàn toàn nhân tạo để loại bỏ các
tạp chất hữu cơ có mặt trong nước thải. Các vi sinh hiếu khí được gây nuôi và phát triển tạo thành
màng trên bề mặt giá thể có trong các bồn sinh học đa bậc sẽ lên men hiếu khí. Các chất hữu cơ được
cấp ô-xy liên tục nên nhanh chóng bị phân hủy, loại bỏ khỏi nước thải. Giai đoạn hai dùng hóa chất
clorin để khử trùng nước đã xử lý, diệt hết các vi trùng, vi khuẩn có hại, bảo đảm nước thải đạt tiêu
chuẩn loại II quy định trước khi cho nước thải đã xử lý chảy vào đường thoát nước công cộng. Trong
quá trình xử lý, hệ thống tạo một lượng bùn do chất rắn lắng đọng và xác vi sinh vật. Bùn được gom
vào bể gom bùn để tách nước, phần nước chảy về bể gom nước để xử lý lại, phần bùn được xe hút hầm
cầu chuyên chở đến nơi quy định và làm nguyên liệu để chế biến phân hữu cơ. Công nghệ xử lý nước
thải bệnh viện bằng phương pháp sinh học không gây ô nhiễm thứ cấp do thực hiện trong hệ kín, bảo
đảm môi trường sạch xung quanh khu vực xử lý.